Điều chế Oxi trong phòng thí nghiệm

Môn Hóa Học

Cảm biến đo nồng độ khí Oxi trong không khí được sử dụng để đo nồng độ khí Oxi, có thể đo nồng độ khí Oxi trong không khí hay trong các phản ứng tạo ra khí Oxi trong các thí nghiệm hóa học, quan sát sự thay đổi nồng độ oxi trong quá trình hô hấp và quang hợp…. Người sử dụng có thể dễ dàng chứng minh sự có mặt của khí Oxi bằng con số cụ thể, đơn vị nồng độ Oxi được đo bằng cảm biến là %.

1.   Mục đích

 

Đo lượng khí oxy sinh ra trong phản ứng

 

2.   Dụng cụ thí nghiệm và hóa chất

 

-         Bộ nhận dữ liệu từ các cảm biến

 

-         Cảm biến đo nồng độ khí Oxi trong không khí

 

-         Hệ thống giá và kẹp đứng

 

-         Đèn cồn

 

-         Ống nghiệm có nhánh, dây dẫn

 

-         Bình chưng cất

 

-         Kali pemanganat (KMnO4)

 

3.   Các bước thí nghiệm

 

Bước 1: Lấy chất rắn KMnO4 vào ống nghiệm có nhánh.

 

Bước 2: Nút chặt nút cao su vào ống nghiệm có nhánh rồi gắn lên giá.

 

Bước 3: Nối dây dẫn khí từ ống nghiệm có nhánh sang bình chưng cất.

 

Bước 4: Gắn cảm biến đo nồng độ khí Oxi trong không khó lên miệng của bình chưng cất

sau đó kết nối với bộ nhận dữ liệu từ các cảm biến.

 

Bước 5: Châm lửa cho đèn cồn, hơ lửa toàn bộ ống nghiệm cho nóng đều rồi tập trung đốt

cháy tại vị trí chứa KMnO4 và theo dõi kết quả trên phần mềm.

 

4.   Kết luận

 

O2 được điều chế bằng cách nhiệt phân Kali pemanganat KMnO4:

 

 2 KMnO4 ==> O2 + KMnO4 + MnO2

 

Lượng khí O2 sinh ra trong phản ứng lên đến 24.30% ( Biểu đồ đã cho thấy rõ sự thay đổi của nồng độ O2 đo được)

 

 

Hình: Kết quả thu được khi phản ứng xảy ra