Ảnh hưởng của cường độ ánh sáng đến tốc độ quá trình quang hợp ở thực vật

Môn Sinh Học

Cảm biến CO2 được sử dụng để đo nồng độ khí CO2, có thể đo nồng độ khí CO2 trong không khí hay trong các phản ứng tạo ra khí CO2 trong các thí nghiệm hóa học, quan sát sự thay đổi nồng độ CO2 trong quá trình hô hấp và quang hợp…. Học sinh có thể dễ dàng chứng minh sự có mặt của khí CO2 bằng con số cụ thể, đơn vị nồng độ CO2 được đo bằng cảm biến là ppm.

1.   Mục đích

 

Xác định sự ảnh hưởng của cường độ ánh sáng đến tốc độ của quá trình quang hợp ở

thực vật.

 

2. Dụng cụ thí nghiệm và hóa chất

 

-         Thiết bị thu nhận và xử lý dữ liệu

 

-         Cảm biến ánh sáng

 

-         Cảm biến CO2

 

-         Bộ phụ kiện thí nghiệm hô hấp/quang hợp

 

-         Hạt đậu nảy mầm

 

3.   Các bước thí nghiệm

 

 Bước 1: Cho cốc chứa hạt đậu nảy mầm vào bộ phụ kiện thí nghiệm hô hấp/quang hợp rồi

 

đậy nắp lại.

 

 Bước 2: Gắn cảm biến ánh sáng vào bộ phụ kiện thí nghiệm hô hấp/quang hợp.

 

 Bước 3: Nút cao su lại cho hệ thống kín.

 

 Bước 4: Cắm cảm biến CO2 vào rồi kết nối với thiết bị thu nhận và xử lý dữ liệu.

 

 Bước 5: Kết nối cảm biến ánh sáng với thiết bị thu nhận và xử lý dữ liệu.

 

 Bước 6: Bật đèn và điều chỉnh sao cho cường độ ánh sáng khoảng 1500 lux.

 

 

 

  Bước 7: Điều chỉnh núm đèn sao cho cường độ ánh sáng khoảng 2000 lux.

 

4.   Kết luận

 

Trong quá trình quang hợp, cường độ ánh sáng càng mạnh tốc độ quá trình quang hợp

càng nhanh, nồng độ khí CO2 giảm càng mạnh.

 

Cường độ ánh sáng (Lux)

1500

2000

Lượng CO2 biến đổi (ppm) trong cùng đơn vị thời gian

47

488