Điều chế Cacbonic

Môn Hóa Học
Cảm biến đo nồng độ khí CO2 được sử dụng để đo nồng độ khí CO2, có thể đo nồng độ khí CO2 trong không khí hay trong các phản ứng tạo ra khí CO2 trong các thí nghiệm hóa học, quan sát sự thay đổi nồng độ CO2 trong quá trình hô hấp và quang hợp…. Học sinh có thể dễ dàng chứng minh sự có mặt của khí CO2 bằng con số cụ thể, đơn vị nồng độ CO2 được đo bằng cảm biến là ppm

 1. Mục đích

 

-    Đo nồng độ CO2 sinh ra sau phản ứng

 

2. Dụng cụ thí nghiệm và hóa chất

 

-       Bộ nhận dữ liệu từ cảm biến

 

-        Cảm biến đo nồng độ khí CO2

 

-       Hệ thống giá và kẹp đứng

 

-       Dây dẫn, pipet và xilanh

 

-       Ống nghiệm có nhánh

 

-       Bình chưng cất

 

-       Đá vôi, axit clohidric

 

3. Các bước thí nghiệm

 

Bước 1: Lấy đá vôi CaCO3 cho vào bình chưng cất.

 

Bước 2: Kẹp ống nghiệm có nhánh lên giá.

 

Bước 3: Nối dây dẫn khí từ ống nghiệm có nhánh sang bình chưng cất.

 

Bước 4: Lắp pipet vào bình chưng cất.

 

Bước 5: Rót axit HCl ra cốc rồi hút axit vào xilanh, gắn vào pipet.

 

Bước 6: Gắn cảm biến đo nồng độ khí CO2 vào ống nghiệm có nhánh sau đó kết nối

với bộ nhận dữ liệu từ các cảm biến.

 

Bước 7: Đẩy xilanh lên cho axit HCl chảy vào bình tác dụng với CaCO3. Theo dõi kết

quả trên phần mềm.

 

 

Hình: Giao diện kết quả trong khi xảy ra phản ứng

 

     4. Kết luận

 

   Cacbonic được điều chế trong phòng thí nghiệm theo phương trình:

 

PTHH: CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O

 

Nồng độ CO2 thu được lên đến 30784 ppm